Sự nghiệp đạo Cao_Hoài_Sang

Vào khoảng tháng 7 năm 1925, ông cùng với các bạn hữu công chức gốc Tây NinhCao Quỳnh CưPhạm Công Tắc cùng thử nghiệm lập bàn tại nhà ông Cao Hoài Sang ở đường Arras. Do các thành viên ban đầu mang họ Caohọ Phạm, nên còn được gọi là nhóm Cao - Phạm. Nhóm còn có một thành viên nữ là bà Nguyễn Thị Hiếu, vợ ông Cao Quỳnh Cư.

Nhóm được cho là tiếp xúc với Thượng đế qua danh hiệu AĂÂ vào khoảng tháng 7 năm 1925. Đến khoảng trung tuần tháng 9 năm 1925, nhóm chuyển sang dùng đại ngọc cơ để cầu cơ. Theo các tài liệu đạo Cao Đài, thì giữa tháng 12 năm đó, nhóm được Thượng đế xưng danh Cao Đài lần đầu tiên.

Đến ngày 15 tháng 3 năm Bính Dần (25 tháng 4 năm 1926) ông thọ phong phẩm vị Thượng Sanh. Sau năm 1934, ông về sống ẩn dật tại Sài Gòn, không tham gia hành đạo.

Khi Hộ pháp Phạm Công Tắc lưu vong sang Campuchia do bị Ngô Đình Diệm đàn áp thì công việc tại Tòa Thánh tạm thời do vị Thời Quân Bảo Thế Lê Thiện Phước nắm giữ. Ngày 17 tháng Giêng năm Bính Thân (1956), Bảo Thế Lê Thiện Phước đại diện Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh ký với đại diện chính quyền Ngô Đình Diệm "Bản thỏa ước Bính Thân" nhằm xác nhận là đạo Cao Đài từ đây tách rời chính trị ra khỏi Đạo.

Đến ngày 10 tháng 3 năm Đinh Dậu (dl 9 tháng 4 năm 1957) do Hội Thánh Cao Đài yêu cầu Thượng Sanh Cao Hoài Sang và các vị Thời Quân Hiệp Thiên Đài về Tòa Thánh Tây Ninh cầm quyền điều hành nền đạo.

Trong thời gian hành đạo tại Tòa Thánh, ông đã làm nhiều việc lưu hậu thế đáng kể như sau: